Thư viện học tập
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA KHỐI 11
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HOÁ HỌC - LỚP 11
A- Lý thuyết
I- Phần chung
Chương I- Sự điện li
- Sự điện li, chất điện li, độ điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu
- Axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính (thuyết Areniut)
- Muối, muối trung hoà, muối axit.
- tích số ion của H2O, pH.
- phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Chương II- Nhóm Nitơ
- Cấu tạo ntử, phân tử, tính chất của N2, P, NH3, HNO3, muối amoni, muối nitrat, H3PO4, muối photphat.
- Nhận biết các chất khí N2, NH3, ...; các dung dịch axit, bazơ, muối, ....
- Phương pháp điều chế N2, P, NH3, HNO3, H3PO4
II- Phần dành riêng cho chương trình nâng cao
- Thuyết Bronsted, hằng số phân li axit, bazơ.
- Phản ứng thuỷ phân của muối.
B- Bài tập
- Viết phương trình phân tử, phương trình ion - Dãy biến hóa, điều chế
- Nhận biết - Toán hỗn hợp, nồng độ, …
* Bài tập tham khảo
Chú ý: học sinh ban cơ bản D không làm các phản ứng 12, 14 ở ý a; 1, 7, 8 ở ý b bài 1; không làm bài 4c, bài 5, bài 6
1. Viết phương trình thực hiện dãy biến hóa a)
(1)
Không khí
(2)
↓(13) ↓(14) ↓(11)
NH4NO2 Fe(OH)3 N2 Zn(OH)2
b) H4P2O7
↑(7)
Ca3(PO4)2
↓(9) ↓(10) ↓(11)
H3PO4 PCl3 (NH4)2HPO4
2. Nhận biết các dung dịch riêng biệt (Viết PTPT và PT ion của các phản ứng đã dùng)
a) NH4Cl, NH4NO3, KNO3, (NH4)2SO4, Na2CO3
b) K2S, Na3PO4, H3PO4, NaHCO3, Ca(NO3)2
3. Cho 2,46g hỗn hợp Al, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 5% thu được 0,896 lit NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
c) Tính C% các muối trong dung dịch X.
d) Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất.
4. Cho 1,5g hỗn hợp Cu, Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội dư thu được 0,672 lit khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 25,2% được V lit NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.
a) Tính V (đktc) và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính C% các chất trong dung dịch A.
c) Cho thêm vào dung dịch A 500ml dung dịch H2SO4 0,5M được dung dịch B. Hỏi dung dịch B có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
5. Cho 6,45g Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng được V(lit) N2 (đktc) và dung dịch B chứa 32,7g muối, nếu cũng cho khối lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì cho 20,025g muối.
a) Tính V
b) Tính khối lượng mỗi chất trong B
6. Cho 9,6g Cu tác dụng với 180 ml dung dịch HNO3 1M thu được V1 lit khí NO duy nhất và dung dịch A. Mặt khác cũng cho lượng Cu như trên tác dụng với 180 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thì được V2 lit NO duy nhất và dung dịch B.
a) Tính tỉ số V1:V2
b) Cô cạn dung dịch B rồi nung nóng đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m
c) Oxi hóa V1 lit NO bằng O2 rồi dẫn sản phẩm vào 200ml nước có hòa tan 0,72g khí O2. Tính pH dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không đổi)
7. Tính khối lượng photpho để điều chế được 3,92g H3PO4 (hiệu suất 80%).
Cho 3,92g H3PO4 nói trên tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.